Giải trí

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG QUỲNH ĐÔ - NIỀM TỰ HÀO BẢN SẮC NGÀN ĐỜI

 Đến hẹn lại lên, mỗi dịp đầu tháng 2 Âm lịch người dân làng Quỳnh Đô  lại háo hức chuẩn bị cho ngày hội truyền thống đầy màu sắc và náo nhiệt, được diễn ra trong 4 ngày mùng 4,5,6,7 tháng 2 Âm lịch. Không ngoại lệ, năm nay (năm 2023), sau khoảng thời gian dài đình trệ các hoạt động văn hoá bởi dịch bệnh, lễ hội truyền thống Làng Quỳnh Đô Xuân Quý Mão tiếp tục được tổ chức với những hoạt động nhộn nhịp và có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Lễ hội truyền thống làng Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Cứ vào mỗi dịp đầu tháng 2 Âm lịch người dân làng Quỳnh Đô  lại háo hức chuẩn bị cho ngày hội truyền thống đầy màu sắc, náo nhiệt diễn ra trong 4 ngày mùng 4,5,6,7 tháng 2 Âm lịch. Và năm nay, không phải ngoại lệ, lễ hội truyền thống Làng Quỳnh Đô Xuân Quý Mão cũng đã để lại biết bao niềm vui trong tâm trí người dân địa phương và du khách thập phương.

Được sự nhất trí của UBND Huyện Thanh Trì, UBND xã Vĩnh Quỳnh, Ban tổ chức lễ hội cùng nhân dân trong thôn tiến hành tổ chức lễ hội truyền thống làng Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội diễn ra trong không khí vui tươi và phấn khởi trong mỗi người tham gia lễ hội.

Nghi thức Tế Thần Hoàng làng - Thái uý Tô Hiến Thành tại Đình Quỳnh Đô

Lễ hội truyền thống Làng Quỳnh Đô Xuân Quý Mão năm 2023 có mục đích duy trì truyền thống hội làng và nâng cao hiểu biết của nhân dân trong thôn, khách thập phương về thân thế, sự nghiệp cũng như tôn vinh công lao của Đức Thần Hoàng làng - Tô Hiến Thành (? - 1179) - vị Thái úy Phụ chính thời Lý, dưới hai triều Anh Tông (1138 - 1175) và Cao Tông (1176 - 1179) đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Ngoài ra, lễ hội còn nhằm giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc.

Lễ hội được tổ chức trong bốn ngày từ ngày 23 đến 26 tháng 2 năm 2023 tại Đình Quỳnh Đô và Đình Trúc. Thời gian diễn ra lễ hội chính là ngày 24 tháng 2 đến 26 tháng 2 năm 2023 (Tức ngày mùng 5 tháng 2 đến ngày mùng 7 tháng 2 âm lịch, năm Quý Mão). Ban tổ chức đã tổ chức chu đáo, kết hợp chặt chẽ các ban ngành, để Lễ hội thực hiện theo đúng kế hoạch và tuyệt đối bảo đảm an toàn trong tổ chức Lễ hội.

Tối ngày 23 ( Mùng 4 Âm lịch) là thời điểm diễn ra Lễ Tế Mộc Dục với ý nghĩa thể hiện sự thành kính của dân làng với Thành Hoàng làng - người có công góp phần xây dựng và phát triển cuộc sống của người dân nơi đây và chuẩn bị cho lễ rước vào ngày hôm sau. 

Bên cạnh đó là Chương trình Gala văn nghệ chào mừng Lễ hội Truyền thống làng Quỳnh Đô với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. Phát biểu tại lễ khai mạc Ông Nguyễn Văn Chuyên - Trưởng thôn Quỳnh Đô chia sẻ: “Việc tổ chức hội làng hàng năm của thôn Quỳnh Đô là truyền thống tốt đẹp để duy trì truyền thống hội làng và nâng cao hiểu biết của nhân dân trong thôn, khách thập phương về thân thế, sự nghiệp cũng như tôn vinh công lao của Đức Thần Hoàng làng - Thái úy Tô Hiến Thành đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Nhằm giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong đó có nhân dân thôn Quỳnh Đô.

Ông Nguyễn Văn Chuyên - Trưởng tiểu ban tổ chức Lê phát biểu tại chương trình Chào mừng Lễ hội Truyền thống làng Quỳnh Đô

Với niềm vui của toàn thôn Quỳnh Đô như tăng lên gấp bội, thôn Quỳnh Đô tổ chức đêm liên hoan văn nghệ quần chúng, với những tiết mục đặc sắc thể hiện qua những lời ca, tiếng hát, điệu múa với ý nghĩa chào mừng thành tích của thôn đã đạt được năm 2023 và những ngày hội làng.”

Ngày 24/2 (Mùng 5 Âm lịch) là ngày lễ Rước diễn ra, mặc dù thời tiết không hoàn hảo, tuy nhiên lễ hội vẫn diễn ra thành công với sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của người dân và du khách. Những cơn mưa không chỉ làm cho không khí trở nên mát mẻ hơn mà còn tạo nên một phong cách rất riêng cho lễ hội năm nay. 

Ảnh: Đội Sư tử và đội Lân biểu diễn trong quá trình lễ Rước diễn ra

Đoàn rước khởi hành từ Đình làng Quỳnh Đô. Thành phần trong đoàn rước bao gồm: Đội múa Lân, Sư tử, Rồng; Cờ Tổ quốc, Cờ Thần to, nhỏ, Trống Cái, Chiêng, Truỳ - Đao, Bát Bửu, Chấp kích, Ngựa ông - Ngựa bà, Kiệu Ông - Kiệu Bà, Múa Sinh tiền,... Lễ Rước được tổ chức rất quy mô và long trọng chiều dài đoàn rước ước tính lên tới hơn 1 km.

Sư thầy Thích Trí Như - Trụ trì chùa Linh Thông đi đầu đoàn rước nhà chùa

Sau lễ rước là chương trình ca nhạc tại Sân Đình với giọng hát tràn đầy nghĩa tình của các Liền Anh, Liền chị đến từ vùng đất Dân ca Hát Quan Họ - Bắc Ninh, Múa - Hát Chầu văn, và những màn biểu diễn của các đội rước tại sân đình.

Ảnh: Chụp sân Đình từ trên cao khi đoàn rước trở lại Đình

Dân gian có câu: "Lò vật Quỳnh Đô, giỏ cua Cổ Điển". Làng Quỳnh Đô từ thời xa xưa đã là lò vật có tiếng ở vùng đất Thăng Long. Nổi tiếng đến nỗi người ta lấy cảm hứng từ môn ‘đấu vật’ để đặt tên cho làng. Ngoài việc đem lại tính giải trí , đấu vật còn là một môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng, thêm nghị lực, lòng dũng cảm, để giữ làng, giữ lúa và giữ nước. Nét đẹp văn hóa này vẫn còn được gìn giữ đến ngày nay.

Cuối cùng, sau 4 ngày diễn ra, Lễ hội truyền thống Làng Quỳnh Đô Xuân Quý Mão năm 2023 đã kết thúc trong không khí phấn khởi và đầy sự thành công. Sự góp mặt của đông đảo người dân trong làng và các vị khách thập phương đã tạo nên một không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là cơ hội để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Làng Quỳnh Đô ra đến cộng đồng Cả nước.

 

Trần Văn Thắng 

Cùng chuyên mục

Hồ Hoài Anh, Hồng Đăng thích thú khoe chuyến du lịch tuyệt vời ở Tây Ban Nha

2 nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam bị cáo buộc cưỡng hiếp cô gái 17 tuổi ở Tây Ban Nha

Taylor Swift bí mật đính hôn

Người trẻ với khát vọng đưa hoạt hình Việt ra thế giới

Chồng cũ đối diện nguy cơ ngồi tù sau khi đột nhập nhà Britney Spears

"Thành phố tình yêu - Lively Saigon": Giấc mơ ra biển lớn

Trân Đài trượt top 3 Hoa hậu Chuyển giới quốc tế 2022

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022: Vương miện gọi tên Ngọc Châu

Học trò tri ân cố đạo diễn Vũ Minh trên sân khấu

Đạo diễn thắng Oscar bị bắt vì tội tấn công tình dục