Kinh doanh

Ngành công nghiệp bán dẫn tiếp tục gặp thế khó

Nga, một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về khí được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn, đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu.
crawl-20220618220354432.png?width=700

 Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh: AP).

Sau khi vật lộn với tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các nhà sản xuất chip đang phải đối mặt với một vấn đề đau đầu mới khi Nga, một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về khí được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn, đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu.

Theo một báo cáo của hãng thông tấn TASS (Nga), “xứ bạch dương” đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu khí hiếm như neon, argon và heli sang các nước "không thân thiện" vào cuối tháng Năm. Cả ba loại khí này đều được sử dụng để sản xuất các chip điện tử nhỏ, có trong một loạt sản phẩm tiêu dùng, từ điện thoại thông minh, máy giặt cho đến ô tô, đã thiếu hụt nghiêm trọng trong nhiều tháng.

Công ty tư vấn Bain & Company cho biết trước khi xảy ra xung đột, Nga và Ukraine chiếm khoảng 30% nguồn cung cấp khí neon cho ngành công nghiệp chip. Chính sách giới hạn xuất khẩu của Nga được đưa ra ngay khi ngành công nghiệp bán dẫn và các khách hàng của ngành này bắt đầu thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nguồn cung. Công ty tư vấn LMC Automotive ước tính năm ngoái, sản lượng xe của các nhà sản xuất ô tô đã giảm 10 triệu chiếc do tình trạng thiếu chip.

Trả lời phỏng vấn CNN Business, quản lý cấp cao của LMC Automotive, Justin Cox, cho rằng việc giới hạn xuất khẩu neon là vấn đề đáng lo ngại song không gây ngạc nhiên cho các nhà sản xuất chip.

Peter Hanbury, một đối tác tại Bain & Company cho biết các nhà sản xuất chip đã tăng gấp đôi nỗ lực sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine hồi tháng Hai. Ông Hanbury cho biết trong lịch sử, sự phụ thuộc của ngành bán dẫn đối với Ukraine và Nga về nguồn cung khí hiếm từng rất cao (từ 80-90%). Tuy nhiên, kể từ năm 2014, các nhà sản xuất chip đã giảm tỷ lệ này xuống dưới 33%.

Theo các chuyên gia, vẫn còn quá sớm để đánh giá chính sách hạn chế xuất khẩu của Nga sẽ tác động như thế nào đến các nhà sản xuất chất bán dẫn. Ông Hanbury cho biết đến nay, xung đột tại Ukraine vẫn chưa làm suy giảm sản lượng chip và sẽ khó thấy tác động trong ít nhất một vài tháng. Thêm vào đó, ngay cả khi các nhà sản xuất chip có thể thay thế nguồn cung bị mất từ Nga, họ có khả năng phải trả nhiều hơn cho các loại khí quan trọng.

Công ty nghiên cứu thị trường Techcet ước tính rằng giá neon đã tăng gấp 5 lần kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine vào đầu năm nay và dự kiến vẫn ở mức cao trong thời gian tới.

Với việc Nga cắt giảm xuất khẩu, Trung Quốc có thể là nước hưởng lợi lớn khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có năng lực sản xuất lớn nhất. Kể từ năm 2015, quốc gia này đã đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn. Hiện Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu ròng các loại khí hiếm. Dự kiến, nhu cầu của thế giới về khí hiếm sẽ tập trung vào "người khổng lồ châu Á" này.

(Theo: http://vietnambiz.vn/nganh-cong-nghiep-ban-dan-tiep-tuc-gap-the-kho-202261822616513.htm)
Cùng chuyên mục

[Báo cáo] Thị trường heo hơi tháng 5/2022: Ngành chăn nuôi heo tiếp tục đối mặt thách thức về chi phí cao

Giới chuyên gia bi quan về triển vọng của bitcoin

Công ty mẹ TikTok đóng cửa chi nhánh, sa thải nhân sự, khó phá vỡ ách thống trị của Tencent trên thị trường game

Chuyển đổi số ngân hàng tác động tích cực tới các ngành kinh tế

Đại hội cổ đông NCB thông qua kế hoạch lợi nhuận thuần đạt 608 tỷ đồng, thay thế hai thành viên HĐQT

Nghịch lý mới ở Trung Quốc: Sinh viên mới tốt nghiệp muốn làm công chức dù học Ivy League, sở hữu bằng tiến sĩ

EU hy vọng sớm nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua đường Biển Đen

Hội đồng Quản trị Ngân hàng Quốc dân có thêm hai thành viên

Trung Quốc yêu cầu các website, mạng xã hội phải có đội ngũ kiểm duyệt bình luận từ người dùng

Gojek 'tung chiêu' giữ chân tài xế trong thời bão giá, hứa hẹn thu nhập tối đa 60 triệu đồng/tháng để thu hút người mới