Kinh doanh

Nghịch lý mới ở Trung Quốc: Sinh viên mới tốt nghiệp muốn làm công chức dù học Ivy League, sở hữu bằng tiến sĩ

Bất ổn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đã khiến những sinh viên mới tốt nghiệp từ những trường top ở Trung Quốc lẫn ở nước sợ thất nghiệp và phải hạ thấp kỳ vọng nghề nghiệp của mình.
crawl-20220619002906309.jpg?width=700

Giờ đây, sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc đã bớt mơ vào làm ở những công ty công nghệ lớn. (Ảnh minh hoạ: SCMP).

Khi Hermione Zhang tốt nghiệp thạc sĩ tại Bắc Kinh vào năm ngoái, cô gái 25 tuổi này từng ấp ủ hy vọng được làm việc tại một ngân hàng thương mại hoặc một công ty chứng khoán ở thủ đô Trung Quốc.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã khiến kế hoạch của Zhang bị gián đoạn, ngăn cản cô gái trẻ kết nối với nhà tuyển dụng hoặc đi thực tập tại các công ty lớn, Zhang buộc phải hạ thấp mục tiêu một chút.

Cuối cùng, sau khi trải qua 89 cuộc phỏng vấn mệt mỏi trong ba tháng, cô đã nhận lời mời làm việc tại một ngân hàng nông thôn nhỏ gần quê nhà của mình ở tỉnh Sơn Tây, SCMP đưa tin.

  • TIN LIÊN QUAN
  • crawl-20220529003829371-avatar-fb-202205

    Vết rạn mới của nền kinh tế Trung Quốc: Người trẻ không mặn mà kiếm việc, làm giàu như xưa 29/05/2022 - 08:00

“Nếu không phải vì COVID-19, tôi đã ở lại Bắc Kinh, kể cả chỉ được thực tập thôi tôi cũng sẽ ở lại. Đại dịch đã làm thay đổi cách tôi đưa ra quyết định nghề nghiệp của mình”, Zhang bày tỏ.

“Trong thời buổi khó khăn, ai cũng muốn có một công việc ổn định. Trước những bất trắc, chúng ta thường có xu hướng tránh rủi ro và những kịch bản không mấy thuận lợi sẽ ngăn cản chúng ta mạo hiểm”, Zhang nói tiếp.

Đành chọn lối sống an phận hơn

Trong bối cảnh nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng của đại dịch được ba năm và thị trường lao động ngày càng khó lường, nhiều thanh niên Trung Quốc từ các trường đại học hàng đầu đang gác lại ước mơ nghề nghiệp để chọn hướng đi ổn định hơn.

Theo học tại các trường danh giá trong và ngoài nước, họ từng tham vọng bước chân vào các công ty trong danh sách Fortune Global 500, các nền tảng internet lớn, các công ty tư vấn hoặc hãng luật nổi tiếng ở những thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải.

Song năm nay, sinh viên mới tốt nghiệp đã phải chùn bước trước một loạt tin tức không mấy tươi sáng trên mạng xã hội về việc các công ty công nghệ, giải trí, dạy thêm và bất động sản sa thải nhân sự quy mô lớn, khi nền kinh tế nước nhà bầm dập vì phong toả và các cuộc trấn áp của chính quyền trung ương.

  • TIN LIÊN QUAN
  • crawl-20220525135418280-avatar-fb-202205

    Ai sẽ là những 'hiệp sĩ trắng' giải cứu ngành bất động sản Trung Quốc? 25/05/2022 - 14:18

Theo SCMP, các gã khổng lồ internet của Trung Quốc như Tencent và Alibaba đã thực hiện khá nhiều đợt cắt giảm nhân viên trong năm qua do áp lực pháp lý và chiến lược Zero COVID của Bắc Kinh.

Hàng trăm công ty bất động sản phải nộp đơn xin phá sản khi lĩnh vực này chìm sâu trong khủng hoảng, đặc biệt là từ sau cú sốc mà tập đoàn địa ốc nặng nợ Evergrande gây ra vào năm ngoái.

Vì lẽ đó, người trẻ Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn và sống ở thành phố nhỏ hơn. Họ có thể làm việc tại các công ty nhà nước hoặc trong cơ quan nhà nước - những vị trí được coi là an toàn hơn trong thời kỳ kinh tế đầy biến động.

Kết quả là, các công ty tư vấn việc làm đang nhận được hàng trăm hồ sơ ứng viên cho các vị trí trên. Thậm chí, vị trí công nhân viên chức ở những vùng sâu, vùng xa cũng nhận được những hồ sơ có chất lượng vượt trội.

Tại Lệ Thuỷ, một quận thuộc tỉnh Chiết Giang với dân số chưa tới 200.000 người, chương trình tuyển dụng nhân tài của địa phương đã tuyển dụng thành công 24 sinh viên mới tốt nghiệp đại học, 23 người trong số đó có bằng sau đại học, bao gồm 4 người có bằng tiến sĩ.

Hoặc, hơn 700 ứng viên có bằng sau đại học từ 5 trường hàng đầu ở Trung Quốc và các tổ chức giáo dục uy tín ở nước ngoài đã nộp đơn xin làm việc tại một quận xa xôi tên là Hoà Bình ở tỉnh Quảng Đông. Quận này chỉ có khoảng 350.000 cư dân.

Một giảng viên họ Zhao - người đang làm việc cho tổ chức Beijing Offcn Education & Technology, cho hay: “Sinh viên ngày càng tin rằng  học xong đại học thì họ nên vào làm nhà nước”.

“Kể từ năm ngoái, mong muốn vào làm cơ quan nhà nước của sinh viên ngày càng trở nên mạnh mẽ, bởi thị trường lao động tại Trung Quốc đã sa sút đáng kể dưới ảnh hưởng của đại dịch”, Zhao nói tiếp.

Năm nay, 10,76 triệu sinh viên đại học dự kiến sẽ tốt nghiệp - một con số cao kỷ lục. Điều này sẽ tạo thêm áp lực cho thị trường lao động mà các nhà kinh tế cho là đang cực kỳ thách thức cho những người trẻ có trình độ cao ở Trung Quốc.

  • TIN LIÊN QUAN
  • crawl-20220524155554137-avatar-fb-202205

    Tại sao kinh tế Trung Quốc khó phục hồi thần tốc như hai năm trước? 24/05/2022 - 15:58

Chia sẻ với SCMP, quản lý Fred Feng tại một công ty tuyển dụng có trụ sở chính tại Hong Kong, bày tỏ: “Cạnh tranh đã trở nên gay gắt hơn. Những người mà chúng tôi thuê được với mức lương 6.000 nhân dân tệ (tương đương 890 USD)/tháng trong năm nay tốt hơn hẳn những người chúng tôi thuê với mức lương 8.000 nhân dân tệ trước đây”.

Ông Ryan Hu, nhà sáng lập kiêm CEO của công ty tư vấn nghề nghiệp Togo Career, nhận xét: “Năm nay, kỳ vọng của sinh viên khá thấp và họ chọn sự ổn định thay vì phát triển sự nghiệp”.

“Chúng tôi làm việc với những sinh viên có bằng cử nhân và thạc sĩ từ các trường Ivy League, cũng như cả những sinh viên theo học các trường hàng đầu ở Anh. Ít nhất một nửa đều liệt kê các công ty nhà nước là một trong những lựa chọn hàng đầu của họ”, ông Hu nói.

crawl-20220619003147469.jpeg?width=700

Dự kiến năm nay Trung Quốc sẽ có khoảng 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp ra trường. (Ảnh minh hoạ: Tân Hoa Xã).

Lo lắng về triển vọng tồi tệ của lĩnh vực công nghệ, cô sinh viên 22 tuổi họ Liu không biết liệu bản thân có thể kiếm được công việc tại một công ty internet hay không.

“Trong thời gian thực tập tại ByteDance, nhiều cố vấn đã nói với tôi rằng số lượng nhân viên vào mùa thu năm nay sẽ thấp hơn so với các năm trước do điều kiện kinh tế đi xuống. Họ dặn tôi nên chuẩn bị tâm lý”, Liu cho biết.

Nguy cơ thất nghiệp lơ lửng trên đầu

Theo các chuyên gia, khả năng thất nghiệp ở Trung Quốc hiện còn tồi tệ hơn so với thời điểm đầu đại dịch vào năm 2020. Các cuộc phong toả và biện pháp hạn chế COVID khác đã làm thị trường việc làm trở nên bất ổn và hạ thấp triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Tháng 4 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị đã tăng lên 6,1% - mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Con số này cũng cao hơn mục tiêu của chính phủ là dưới 5,5% trong cả năm 2022.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 16 - 24 tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xác lập mức cao nhất kể từ năm 2018 (cũng chí là lần đầu tiên Trung Quốc công bố dữ liệu hàng tháng). Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi này thường đạt đỉnh vào mùa hè, khi sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập thị trường việc làm.

  • TIN LIÊN QUAN
  • crawl-2022042817100346-avatar-fb-2022042

    Đừng hy vọng Trung Quốc sẽ giải cứu nền kinh tế toàn cầu như năm xưa 28/04/2022 - 17:11

Trong quý I/2022, trong bối cảnh đại dịch bùng phát và nền kinh tế chững lại, hơn 60% sinh viên mới tốt nghiệp của Trung Quốc cho biết họ đã gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, trong khi khoảng 55% đã giảm bớt kỳ vọng việc làm, theo báo cáo của công ty tuyển dụng trực tuyến Zhaopin.com.

Lớp sinh viên này cũng hạ mức lương dự kiến khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2021, từ mức 6.711 nhân dân tệ xuống còn 6.295 nhân dân tệ/tháng. Sau đợt tuyển dụng mùa xuân, chỉ15% sinh viên ký hợp đồng với nhà tuyển dụng, giảm so với mức 18% của năm ngoái, Zhaopin cho biết thêm.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng từng cảnh báo về một viễn cảnh “u ám” đối với thị trường lao động, đồng thời thúc giục chính quyền địa phương phải hành động mạnh mẽ hơn để ổn định việc làm trước thềm đại hội đảng sắp tới.

Bắc Kinh đã ban hành một loạt chính sách tài khoá để tạo điều kiện cho người trẻ tìm việc làm, như cắt giảm thuế và phí, trợ cấp, nới lỏng các hạn chế tài chính, miễn phí thanh toán chậm, hỗ trợ sinh viên đại học bắt đầu kinh doanh,...

Các bậc cha mẹ lo lắng cho con cái cũng xắn tay áo giúp con mình tìm việc. Ông Hu của Togo Career nói ngày càng nhiều phụ huynh đã tham gia các buổi hướng nghiệp hơn so với những năm trước.

“Nhìn chung, các phụ huynh ngày càng mong muốn con cái mình vào làm trong các công ty nhà nước hoặc những doanh nghiệp có triển vọng ổn định”, vị giám đốc chia sẻ.

(Theo: http://vietnambiz.vn/nghich-ly-moi-o-trung-quoc-sinh-vien-moi-tot-nghiep-muon-lam-cong-chuc-du-hoc-ivy-league-so-huu-bang-tien-si-20226190421704.htm)
Cùng chuyên mục

[Báo cáo] Thị trường heo hơi tháng 5/2022: Ngành chăn nuôi heo tiếp tục đối mặt thách thức về chi phí cao

Giới chuyên gia bi quan về triển vọng của bitcoin

Công ty mẹ TikTok đóng cửa chi nhánh, sa thải nhân sự, khó phá vỡ ách thống trị của Tencent trên thị trường game

Chuyển đổi số ngân hàng tác động tích cực tới các ngành kinh tế

Đại hội cổ đông NCB thông qua kế hoạch lợi nhuận thuần đạt 608 tỷ đồng, thay thế hai thành viên HĐQT

EU hy vọng sớm nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua đường Biển Đen

Hội đồng Quản trị Ngân hàng Quốc dân có thêm hai thành viên

Ngành công nghiệp bán dẫn tiếp tục gặp thế khó

Trung Quốc yêu cầu các website, mạng xã hội phải có đội ngũ kiểm duyệt bình luận từ người dùng

Gojek 'tung chiêu' giữ chân tài xế trong thời bão giá, hứa hẹn thu nhập tối đa 60 triệu đồng/tháng để thu hút người mới