Kinh doanh

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 14/6: Tiếp tục giằng co quanh 1.240 - 1.260 điểm

Theo nhận định của công ty chứng khoán, áp lực bán mạnh mẽ trong nhóm VN30 và khiến chỉ số giảm sâu. Dù vậy, phần lớn thời gian giao dịch thể hiện nỗ lực bắt giá thấp đang gia tăng.

Thị trường chứng khoán phái sinh phiên 13/6 diễn biến tiêu cực với sự giảm giá của các hợp đồng tương lai (HĐTL).

Cụ thể, HĐ VN30F2206 đóng cửa giảm 50,9 điểm xuống 1.260,2 điểm. Diễn biến cùng chiều, hai hợp đồng VN30F2207 và VN30F2209 giảm lần lượt 52 và 48,9 điểm về 1.258 điểm và 1.262 điểm. Tương tự, HĐ VN30F2212 đóng cửa tại 1.260 điểm, tương ứng giảm 52,5 điểm.

 

fdvv-20220613185032988.PNG?width=700

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên 13/6. (Nguồn: Yuanta Việt Nam).

Về thanh khoản, khối lượng giao dịch VN30F2206 đạt 332.829 hợp đồng, VN30F2207 đạt 5.578 hợp đồng, VN30F2209 và VN30F2212 đạt lần lượt 249 và 91 hợp đồng.

 

Theo thống kê, tổng khối lượng giao dịch đạt 348.371 hợp đồng, tương ứng giá trị theo mệnh giá 53.595 tỷ đồng.

VN30-Index giảm 64,84 điểm, giảm 4,89%, đóng cửa tại 1.260,85 điểm. Thanh khoản khớp lệnh tăng với 204,8 triệu cổ phiếu. Áp lực bán cũng mạnh mẽ trong nhóm VN30 và khiến chỉ số giảm sâu.

Dù vậy, phần lớn thời gian giao dịch thể hiện nỗ lực bắt giá thấp đang gia tăng. Do đó, nhiều khả năng VN30-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh 1.250 +/- 10 điểm và dần cân bằng lại vào cuối phiên.

Dự báo giao dịch chứng khoán phái sinh phiên 14/6:

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

VN30F2206 đang đi ngang trong biên rộng với ngưỡng Fibo 78,6% tương ứng 1.255 điểm đang là hỗ trợ gần nhất cho giá. Như vậy, áp lực giảm ngắn hạn trong phiên ngày mai vẫn duy trì nhưng MACD Histogram đang tiềm ẩn phân kỳ ở chart 30 phút trong khi giá cũng đang thu vào biên trong của dải Bollinger Bands cho thấy nhịp hồi phục kỹ thuật có thể xuất hiện trong phiên ngày mai.

Trên khung Daily, xu hướng ngắn hạn chuyển xuống mức giảm nhưng đồ thị giá đang trong giai đoạn tích lũy đi ngang trong vùng 1.238 - 1.335 điểm. Nhà đầu tư mở vị thế Mua (Long) khi giá vượt lên 1.273 điểm hoặc khi vùng 1.252 - 1.255 điểm đóng vai trò hỗ trợ vị thế Bán (Short) xem xét tại vùng 1.288 - 1.290 điểm, dừng lỗ 1.293 điểm và chốt lời 1.275 - 1.280 điểm.

capturegvc-20220613190052766.PNG?width=7

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên 13/6. (Nguồn: Yuanta Việt Nam).

Chứng khoán BIDV (BSC)

Các HĐTL hầu hết giảm điểm theo nhịp vận động của chỉ số VN30. Theo đó, các nhà đầu tư giao dịch thận trọng và ngắn hạn trong phiên.

Chứng khoán KB (KBSV)

F1 mở gap giảm điểm ngay từ đầu phiên trước khi tiếp tục lao dốc về cuối phiên. Với việc đánh mất hỗ trợ đáng lưu ý quanh 1.28x, trạng thái thị trường đang dần trở nên tiêu cực hơn và F1 nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên tới.

Trong kịch bản chỉ số không giữ được vùng hỗ trợ sâu quanh 1.23x, rủi ro phá đáy ngắn hạn cần được tính đến. Chiến lược giao dịch trong phiên là ưu tiên mở vị thế Bán (Short) tại các vùng kháng cự.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

(Theo: http://vietnambiz.vn/nhan-dinh-chung-khoan-phai-sinh-phien-146-tiep-tuc-giang-co-quanh-1240-1260-diem-202261319838356.htm)
Cùng chuyên mục

Kết quả Vietlott tuần qua (13/6 - 19/6): Tìm thấy 1 chủ nhân trúng giải thưởng hơn 7,6 tỷ đồng

Danh sách ATM BIDV gần đây tại Cần Thơ

Việt Nam sẽ đề nghị EU giảm tần suất kiểm tra thanh long và nông sản xuất khẩu

Khối ngoại xả ròng hơn 600 tỷ đồng trên HOSE phiên VN-Index rơi về mốc 1.180, chưa ngừng gom BSR trên UPCoM

Danh sách ATM BIDV gần đây tại TP Đà Nẵng

Thị trường chứng khoán (20/6): 225 mã giảm sàn, VN-Index rơi gần 37 điểm dưới áp lực bán tháo

Bị nhận xét hướng đi quá mơ hồ, nữ MC truyền hình thử sức với startup giáo dục ra về tay trắng tại Shark Tank

[Báo cáo] Thị trường gạo tháng 5/2022: Dự báo tiếp tục tăng mạnh

Kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng gần gấp đôi trong 5 tháng đầu năm 2022

Giá tiêu xuất khẩu tăng gần 50% trong nửa đầu năm 2022