Cầm đồ là một loại hình cho vay cần thiết khi nó hướng tới những người không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Nhưng thị trường này lại có quá nhiều mảng sáng tối đan xen.
Những mảng ký ức sáng tối
Trong ký ức của anh Trung, cầm đồ là ghi một dấu ấn đậm nét nhưng sáng thì ít, tối thì nhiều. Năm 1995 là sinh viên năm nhất ngành Báo chí. Năm 1996 đã là khách hàng của các tiệm cầm đồ. Khi ấy, chiếc xe đạp thể thao giá 1 triệu đồng của anh thường xuyên được đem đến tiệm cầm đồ bởi đó là tài sản giá trị nhất. Khi cắm, từ lóng “thân thuộc” của người đi cầm đồ, xe chỉ được định giá 400-500 nghìn, “cắm thì cắm, không thì biến!”. Cắm thì phải hẹn ngày nhổ, mười ngày hay nửa tháng, lãi mỗi ngày 8 hay 10 nghìn đồng. Đưa tiền rồi, chủ tiệm vứt thẳng xe vào kho, mặc kệ ánh mắt xót xa của khách. Mà tiệm nào thì cũng vậy thôi, có lựa chọn được đâu. Thế là cầm đồ đã “đồng hành” cùng anh suốt 4 năm đại học, là “cứu cánh” trong những ngày đợi học bổng, đợi tiền bố mẹ gửi lên, đợi nhuận bút … để rồi trở thành ký ức không thể quên của anh và đám sinh viên ngày ấy.
Sau này, chuyện cầm đồ được nhắc lại mãi. Những bất cập như định giá tài sản, lãi suất, bảo quản tài sản, đón tiếp khách hàng… là mảng tối. Nhưng ngày đó, ngân hàng chưa chú ý đến tệp khách hàng này và công ty tài chính thì chưa xuất hiện nên phải chịu đựng sự chèn ép của các ông chủ cầm đồ. Riết rồi trở thành một thứ ác cảm.
Cầm đồ nay đã khác
Sau năm 2015, khi dịch vụ tài chính cá nhân bùng nổ, những tưởng cầm đồ sẽ “chết”. Vậy mà không, vẫn “sống”. Thậm chí, từ những năm 2018 - 2020, trong mắt anh Trung, cầm đồ thay đổi rõ rệt dù lượng khách không còn nhiều như những năm đầu thập niên 2000.
Vẫn hướng tới đối tượng khách hàng là lao động phổ thông, lao động tự do, công nhân, nông dân, tiểu thương buôn bán nhỏ nhưng cách thức phục vụ đã khác. Cửa hàng sạch sẽ hơn. Tài sản cầm cố đa dạng hơn, từ điện thoại, máy tính, xe máy, ô tô, nhà đất, vàng bạc… thậm chí là SIM điện thoại. Riêng xe máy, ô tô thì có thêm lựa chọn là cho vay bằng đăng ký/cà vẹt xe. Thái độ chèn ép, nạt nộ khiến khách hoang mang rồi ép giá đã giảm nhiều. Lãi suất cũng đã được ghi rõ trên bảng biển dù có nơi là 1,5%/tháng, có nơi 3%/tháng, có nơi ngắn gọn hơn, 3.000đ/triệu/ngày…
Tất nhiên, vẫn còn vài mảng tối như cách định giá tài sản cảm tính, lãi suất vẫn nhập nhằng.
F88 có thực sự thay đổi thị trường?
Nhiều người cho rằng sự thay đổi nói trên xuất phát từ sự lớn mạnh của F88. Dù ra mắt từ năm 2013 nhưng phải 5 năm sau, F88 mới thực sự phát triển thành chuỗi cầm đồ. Bởi phát triển theo mô hình chuỗi với hơn 820 PGD trên toàn quốc nên hành động đồng nhất là thế mạnh và từ đó, F88 đã khắc phục phần nào điểm nghẽn thị trường - đó là cho vay có trách nhiệm.
Trước kia, các cửa hàng tùy tiện định giá theo kiểu “trông mặt mà bắt hình dong”. F88 thì xây dựng cả một hệ thống định giá bằng công nghệ, đảm bảo tính khách quan, đúng giá trị. Lãi phí thì được áp dụng thống nhất và công khai trên nhiều phương tiện truyền thông để khách hàng có thể cân nhắc trước khi vay. Không phải là đơn vị đầu tiên cho vay bằng đăng ký/cà vẹt xe nhưng F88 áp dụng triệt để hình thức cho vay này. Kết quả, người đi vay được hưởng lợi vì vừa vay được tiền, vừa giữ lại được phương tiện để mưu sinh. Nhiều cửa hàng khác cho rằng cách vay này còn nhiều rủi ro nhưng khi F88 chấp nhận rủi ro để đem lại lợi ích cho khách hàng thì các cửa hàng khác cũng sẽ làm theo. Nhưng có một điều mà các đơn vị khác chưa làm được, đó là thành lập Trung tâm Trải nghiệm khách hàng để chủ động lắng nghe và bảo vệ quyền lợi khách hàng trước chính những thiếu sót của F88. Chính những thay đổi trên đã giúp F88 phục vụ được hơn 3,6 triệu lượt khách hàng với tỉ lệ hài lòng sau giao dịch lên đến 89%.
Thế nhưng F88 vẫn chưa thể làm được điều mà nhiều người kỳ vọng, là xóa bỏ định kiến nặng nề của một ngành nghề còn nhiều mảng sáng tối. Dẫu vậy, sự sáng sủa của thị trường cầm đồ từ khi F88 phát triển theo mô hình chuỗi cũng đáng được ghi nhận và từ đó, kỳ vọng sẽ có thêm một kênh dịch vụ tài chính hiệu quả dành cho người lao động chưa đáp ứng được các điều kiện cho vay của ngành ngân hàng.