Kinh doanh

ĐHĐCĐ EVNGenco3: Nhà đầu tư quan tâm đến kế hoạch thoái vốn của EVN

Tại cuộc họp Đại hội Đồng Cổ đông thường niên 2022 của EVNGenco3 diễn ra vào sáng 14/6, bên cạnh các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, một chủ đề được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đó là kế hoạch thoái vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

EVNGenco3 hiện là doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước về tổng công suất sản xuất điện sau công ty mẹ EVN nằm trong top 40 cổ phiếu có vốn hóa thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời cũng dẫn đầu trong nhóm các doanh nghiệp sản xuất điện điện trên sàn. 

Sau khi thực hiện cổ phần hóa từ năm 2018, EVN vẫn đang nắm giữ 94,47% cổ phần tại EVNGenco3. Tại đại hội, hầu hết các đại điện từ các công ty chứng khoán đều bày tỏ sự quan tâm đến kế hoạch thoái vốn tại PGV với kỳ vọng tăng cơ hội đầu tư và thanh khoản đối cổ phiếu PGV.

Trả lời vấn đề này, ông Cao Đạt Hoa - Trưởng ban Quản lý vốn của cổ đông lớn EVN cho biết, EVN có kế hoạch thoái vốn tại EVNGenco3 và đã đăng ký giảm sở hữu tại Genco3 trong giai đoạn 2021-2025. Theo quy định của Chính phủ, EVN phải quyết toán xong phần vốn nhà nước sau cổ phần hóa thì mới thực hiện thoái vốn.

Ông Cao Đạt Hoa cũng cho biết quá trình quyết toán phần vốn nhà nước có thể thực hiện xong vào cuối năm nay. Dự kiến 2023 có thể thoái vốn, EVN sẽ nắm 51% cổ phần tại Genco3 đến 2025.  

Báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021, ông Lê Văn Danh, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc EVNGenco3 (Mã: PGV) cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của Genco3 chịu ảnh hưởng bởi GDP tăng trưởng thấp nhất 10 năm qua do ảnh hưởng của COVID-19, tăng trưởng hệ thống điện chưa được 4% trong khi các năm trước tăng trưởng trên 10%.

Năm 2021, sản lượng điện sản xuất và tiêu thụ điện toàn hệ thống EVNGenco3 chỉ đạt mức tăng 3,91%. Kết thúc năm 2021, sản lượng điện của công ty mẹ EVNGenco3 đạt 25.901 triệu kWh, đạt 87,34% so với kế hoạch năm 2021 do nhu cầu phụ tải giảm thấp vì đại dịch COVID-19 cùng với việc các nguồn năng lượng tái tạo được huy động cao. Tổng doanh thu đạt 37.072 tỷ đồng, tương đương 93,17% kế hoạch.

Dù sản lượng và doanh thu sản xuất điện của Công ty mẹ EVNGenco3 thấp hơn kế hoạch đặt ra nhưng doanh nghiệp đã chủ động tối ưu hoạt động sản xuất để nâng cao hiệu quả. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt là 3.022 tỷ đồng, trong đó riêng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện (không bao gồm chênh lệch tỷ giá) là 2.516 tỷ đồng, tương đương 157,67% so với kế hoạch đề ra.

Với kết quả trên, HĐQT EVNGenco3 đề xuất phương án chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 13%, với số tiền chi trả cổ tức đợt này dự kiến hơn 1.460 tỷ đồng. Theo HĐQT Genco3, đây là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới gặp nhiều thách thức.

Năm 2022, Công ty mẹ EVNGenco3 đặt chỉ tiêu tổng doanh thu 2022 dự kiến là 45.417 tỷ đồng; Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh điện trước thuế (chưa bao gồm chênh lệch tỷ giá) ước đạt 1.905 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với kế hoạch năm 2021 (1.595 tỷ đồng).

genco32-20220614095224720.PNG?width=700

    Tờ trình chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2022 (Nguồn: EVNGenco3)  

Trả lời câu hỏi từ đại diện Chứng khoán Bản Việt về kế hoạch kinh doanh của PGV có thận trọng quá không khi mà giá điện đang xu thế tăng? Khả năng vượt kế hoạch 2022 khoảng bao nhiêu?

Ông Lê Văn Danh, yếu tố đầu vào của năm 2022 mang tính quyết định là giá nguyên liệu than tăng cao đột biến. Bên cạnh đó, nhu cầu điện dự báo có thể giảm khoảng 3 tỷ KWh chắc chắn ảnh hưởng đến KQKD của Công ty. Do vậy, kế hoạch này phù hợp với yếu tố đầu vào và nhu cầu điện trong năm 2022, ngoài ra, kế hoạch này tăng 39% so với kế hoạch năm 2021 có một phần do yếu tố chênh lệch tỷ giá.  

Cập nhật kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm, ông Danh cho biết doanh thu toàn công ty đạt 18.034 tỷ đồng, đạt 40,9% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 1.304 tỷ đồng, đạt 68,4% kế hoạch.

Về kế hoạch ứng phó với vấn đề nguyên liệu tăng và yếu tố thủy văn, ông Danh cho biết lượng mưa năm nay rất lớn, như vậy giá thị trường trong quý III sẽ ở mức thấp. Tuy nhiên, qua quý IV sẽ tăng cao do các nhà máy phải tích nước cho mùa khô năm sau. Với cơ cấu tỷ trọng lớn từ nguồn than và khí, Công ty sẽ tập trung tăng công suất để đạt kế quả kinh doanh hiệu quả.

 

Trả lời câu hỏi của cổ đông về nguồn than cho nhà máy Mông Dương và Vĩnh Tân, ông Danh cho biết, đối với nhà máy Mông Dương, Genco3 đã ký hợp đồng cung cấp với Tập đoàn TKV (khoảng 80%) và Đông Bắc (20%), đảm bảo đủ nguồn than.

 

Tương tự, đối với nhà máy điện Vĩnh Tân, TKV và Đông Bắc sẽ cung cấp 60% nguyên liệu than, 40% còn lại đấu thầu từ nhiều nguồn trong nước và nhập khẩu. Điều này giúp công ty giảm phụ thuộc vào các đối tác lớn. Đầu năm 2022, việc cấp than của Công ty gặp ảnh hưởng bất ổn thế giới, hiện đã được khắc phục. Giá thành sản xuất điện của Vĩnh Tân khoảng 2.000 đồng/kw, tương đối cạnh tranh. 

Vấn đề về kế hoạch triển khai đầu tư tăng trưởng nguồn điện tái tạo giai đoạn 2022-2025 với tổng quy mô công suất khoảng 2.613 MW và dự kiến khi nào các dự án đi vào hoạt động, Chủ tịch HĐQT Đinh Quốc Lâm cho biết việc này phụ thuộc chủ yếu vào Quy hoạch điện VIII. 

Ông Lâm cho biết "Đối với điện mặt trời và điện gió, các công nghệ lưu trữ điện của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh. Khi sản xuất ra 1 kw điện thì phải công bằng giữa các nhà đầu tư. Giá điện mặt trời rất cạnh tranh so với nhiệt điện than. Tuy nhiên, theo ông được biết, phát triển điện mặt trời có thể không được ưu tiên đến năm 2030 do vấn đề về pin lưu trữ". 

"Về chính danh, Quy hoạch điện VIII vẫn chưa có gì chắc chắn. Do vậy, chúng tôi chưa thể trình các kế hoạch chi tiết về các dự án trong kỳ họp lần này mà phải chờ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua, ông Lâm nói.

Đề cập về vấn đề thoái vốn tại các công ty như Vĩnh Sơn Sông Hinh và NT2, Tổng Giám đốc Lê Văn Danh cho biết trước đây Genco3 chủ trương thoái vốn tại các công ty sở hữu dưới 5% và hoạt động không hiệu quả, tuy nhiên, hiện đã có một số thay đổi.

Nhà máy Thuỷ điện Thượng Kon Tum của Công ty Cổ phần Thủy Vĩnh Sơn Sông Hinh (Mã: VSH) đã đưa vào hoạt động 2 tổ máy cuối năm 2021. Dù mới đi vào hoạt động nhưng đã đóng góp lớn vào hiệu quả hoạt động của công ty. (Quý I/2022, Vĩnh Sơn Sông Hinh công bố doanh thu và lợi nhuận đều tăng gấp 4 lần cùng kỳ với doanh thu đạt hơn 808 tỷ đồng, lãi sau thuế 404 tỷ đồng. Genco3 đang sở hữu 30,55% cổ phần tại VSH). 

Với NT2, dù chỉ sở hữu hơn 2% cổ phần nhưng tỷ lệ cổ tức cao, do vậy Genco3 hiện dừng kế hoạch thoái vốn tại hai công ty này. 

(Theo: http://vietnambiz.vn/dhdcd-genco3-thong-qua-dinh-huong-dau-tu-giai-doan-2022-2025-voi-tong-cong-suat-nguon-dien-khoang-2613-mw-2022613151132661.htm)
Cùng chuyên mục

Ngân hàng Agribank gần đây - Danh sách Chi nhánh/PGD tại Sài Gòn

Liệu ông Powell có thể giải cứu nền kinh tế Mỹ như 'người hùng chống lạm phát' Paul Volcker?

Ngân hàng Agribank gần đây - Danh sách chi nhánh/PGD tại Cần Thơ

Dư nợ margin ước giảm hơn 60.000 tỷ đồng giai đoạn qua, thị trường còn mặn mà?

Lạm phát của Việt Nam liệu có tăng mạnh như các nước châu Âu hay Mỹ?

Một startup proptech Việt gọi vốn thành công 2 triệu USD

Ngân hàng Agribank gần đây - Danh sách chi nhánh/PGD tại Đà Nẵng

Phiên 14/6: Khối ngoại mua ròng gần 360 tỷ đồng toàn sàn, tâm điểm GAS, HPG, BSR

Propzy Services tuyên bố giải thể

Đề xuất đầu tư khu nghỉ dưỡng ở Lâm Đồng của Tập đoàn Hilton không được chấp thuận