Sức khỏe

Tôi có phải đến bệnh viện để “tìm” dị vật… bị bỏ quên?

PNO - Đối với người lớn, nếu bị ho kéo dài, không giảm, không đáp ứng với thuốc, có dấu hiệu khó thở nhẹ thì có khả năng dị vật đường thở.

Tôi thường bị ho khan, đau tức ngực mỗi khi hít thở sâu đã hơn hai tháng nay. Mỗi lần bị ho, khó thở, tôi mua thuốc uống thì các cơn ho giảm, tuy nhiên gần đây tôi có cảm giác ở ngực có tiếng rít nhỏ. Tôi từng đi khám, bác sĩ nói tôi bị viêm phế quản, nhưng uống thuốc không khỏi. Tìm hiểu trên mạng, tôi nghĩ mình bị dị vật bỏ quên trong người, bởi tôi từng bị sặc cháo cá hơn bốn tháng. Vậy tôi có nên đến bệnh viện để “tìm” dị vật?

Trần Trung Hiếu (29 tuổi, ở TPHCM)


Tiến sĩ - bác sĩ Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, trả lời: Dị vật đường thở là khi dị vật được hít vào và mắc kẹt trong đường thở hoặc phổi, thường gặp ở trẻ dưới hai tuổi, tỷ lệ trên 80%, còn ở người lớn từ 5 - 6%. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là sau chấn thương vùng hàm mặt, răng giả hoặc thật bị gãy…; trẻ em ngậm đồ chơi, thức ăn, hạt… vừa ăn vừa cười đùa bị sặc, ho… Theo phản xạ, người bệnh bị sặc, hít dị vật vào phổi mà không biết, qua cơn ho, sặc sụa thì hội chứng xâm nhập thoáng qua, sau đó bị… bỏ quên.

avw.php?zoneid=32&cb=INSERT_RANDOM_NUMBE

Tùy vào vị trí và dị vật, nếu quá lớn mắc kẹt ở khí quản, làm tắc đường thở, gây tử vong. Dị vật đường thở bỏ quên có thể gây viêm phổi, áp xe phổi, xẹp thùy phổi và mủ ứ đọng ở các nhánh của phế quản. Viêm loét lâu ngày làm thương tổn mạch máu, phế quản gần đó gây ho ra máu, khó thở… dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý hô hấp khác.

Đối với người lớn, nếu bị ho kéo dài, không giảm, không đáp ứng với thuốc, có dấu hiệu khó thở nhẹ thì có khả năng dị vật đường thở. Khi hít vào thở ra có tiếng rít khi thở, có thể dị vật đã xuống khí quản. Thông thường, dị vật vào trong phế quản sẽ gây viêm, phù nề gây đau tức ngực, nếu ho khó thở nhẹ. Nếu trước đó từng bị sặc, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện các chẩn đoán hình ảnh tìm và gắp dị vật ra, tránh để lâu sẽ gặp biến chứng khó lường.

 Phạm An (ghi)

Cùng chuyên mục

Bất cẩn, bé 4 tuổi bị máy xay sinh tố nghiền nát tay

Chất xơ là gì và tại sao cơ thể chúng ta cần nó

Miền Tây bùng phát sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề nghị 9 bộ, ngành phát động chiến dịch tiêm vắc xin mũi 4 trong tháng 7

4 bài tập cho đôi mắt khỏe mạnh, dân văn phòng thường xuyên phải làm việc máy tính đừng bỏ qua!

Nếu trong thai kỳ tồn tại 3 tình trạng này thì có thể là thai nhi “chậm lớn”, mẹ bầu cần lưu ý

HIV đang “tấn công” khu công nghiệp

Hà Nội: Nhiều ca sốt xuất huyết nguy kịch sau khi trở về từ miền Nam

Ngày 29/6, số bệnh nhân COVID-19 phải thở oxy tăng

Để niềm vui chào đón bé yêu được trọn vẹn