Sức khỏe

Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm, làm gì để tránh sốc nhiệt?

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt. Ngày hôm nay (20/6), trạng thái nắng nóng sẽ tiếp diễn và nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh, thành phố miền Bắc được dự báo 36-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt.

hien-tuong-bi-soc-nhiet-ngoisaovn-w800-h

Nắng nóng đỉnh điểm dễ gây tình trạng sốc nhiệt.

Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt được biết là một trong những loại bệnh nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng với cơ thể.

Khi tiếp xúc với môi trường nắng nóng nhiệt độ cao gây nên sự mất cân bằng về nhiệt lượng của cơ thể, khi đó nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên đột ngột, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là:

• Người già, trẻ em, phụ nữ: Là những người có khả năng chịu đựng kém.

• Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư,...

• Những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,...

Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải đầy đủ.

Triệu chứng của sốc nhiệt.

Sốc nhiệt có thể khởi phát có thể đột ngột hoặc từ từ. Một số biểu hiện của sốc nhiệt là:

• Ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, choáng hoặc ngất.

• Sốt cao trên 39 - 40 độ C.

• Da khô, nóng.

• Rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay rồi đưa đi cấp cứu.

Xử lý khi sốc nhiệt

Việc sơ cứu, điều trị tích cực sớm cũng rất quan trọng nhằm càng hạn chế các tổn thương lên các cơ quan. Khi phát hiện thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc nặng hơn là bất tỉnh thì người dân phải cho tạm nghỉ và kiểm tra.

Cụ thể:

• Ngay khi phát hiện người có dấu hiệu say nóng, say nắng với những biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần đưa người bệnh đến ngay chỗ thoáng mát (có điều hòa là tốt nhất).

• Cởi bớt quần áo, uống nước có pha muối (hoặc nước chanh, nước bột sắn dây...) và chườm mát cho người bệnh ở những vị trí như: cổ, nách, bẹn, lưng..., có thể làm giảm nhanh được nhiệt độ cơ thể.

• Có thể tưới một lớp nước lạnh hoặc ấm trên toàn bộ da nạn nhân và quạt mát, giữ cho toàn bộ vùng da luôn ướt. Thậm chí có thể nhúng cơ thể nạn nhân trong một vùng nước nhằm nhanh chóng làm nguội nạn nhân.

• Tiếp tục theo dõi, nếu thấy bệnh nhân đỡ thì có thể ăn uống để bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe.

• Nếu thấy người bệnh có tình trạng nặng như: buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, cần gọi điện cho xe cấp cứu hoặc chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Trong quá trình di chuyển, nếu người bệnh có nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu thấp để đề phòng sặc. Chú ý liên tục duy trì việc làm mát cơ thể nạn nhân.

de-phong-soc-nhiet-206-8-ngoisaovn-w640-

Làm gì để phòng tránh sốc nhiệt

Người dân hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời trong khoảng thời gian 11-15h. Tùy theo tính chất, đặc thù công việc mỗi người cần chống nắng khác nhau, có mũ rộng vành, áo dài tay, kính mắt để che chắn, giảm tác động của nhiệt. Lưu ý mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Khi ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt.

Đặc biệt cần phải uống đủ nước. Bởi nước mất đi rất nhiều qua mồ hôi, nếu không uống đủ nước cũng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, dễ gây sốc nhiệt. Thời tiết nóng như hiện nay cần uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày.

Lưu ý không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Tốt nhất là chọn các loại như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…

Thời gian làm việc vào buổi sáng nên bắt đầu từ sớm và kết thúc sớm, buổi chiều bắt đầu muộn và kết thúc muộn. Khi làm việc nếu thấy nóng quá, mệt hoặc khó chịu nên tạm nghỉ và thường xuyên uống các loại nước pha muối (như oresol, nước quả, nước rau luộc cho thêm muối, nước khoáng….).

Hoàng Khuông (TH) (Theo Công lý & xã hội)
(Theo: http://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-soc-suc-khoe/ha-noi-nang-nong-dinh-diem-lam-gi-de-tranh-soc-nhiet-366136.htm)
Cùng chuyên mục

Bất cẩn, bé 4 tuổi bị máy xay sinh tố nghiền nát tay

Chất xơ là gì và tại sao cơ thể chúng ta cần nó

Miền Tây bùng phát sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề nghị 9 bộ, ngành phát động chiến dịch tiêm vắc xin mũi 4 trong tháng 7

4 bài tập cho đôi mắt khỏe mạnh, dân văn phòng thường xuyên phải làm việc máy tính đừng bỏ qua!

Nếu trong thai kỳ tồn tại 3 tình trạng này thì có thể là thai nhi “chậm lớn”, mẹ bầu cần lưu ý

HIV đang “tấn công” khu công nghiệp

Tôi có phải đến bệnh viện để “tìm” dị vật… bị bỏ quên?

Hà Nội: Nhiều ca sốt xuất huyết nguy kịch sau khi trở về từ miền Nam

Ngày 29/6, số bệnh nhân COVID-19 phải thở oxy tăng